SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ TRANH MINH HỌA VÀO VB VĂN HỌC DÂN GIAN CT NGỮ VĂN 6
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
![]() |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
![]() |
An Tức, ngày 12 tháng 02
năm 2019
|
|
BÁO CÁO
Kết quả thực
hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật
Sử dụng
bản đồ tư duy và tranh minh họa vào văn bản

I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: LƯƠNG THỊ THU THẢO Nam, nữ: nữ
-
Ngày tháng năm sinh: 26/05/1989. - Nơi thường trú: Ấp Bằng Rò, xã Châu Lăng, huyện
Tri Tôn, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: trường THCS An Tức
- Chức vụ hiện nay: giáo viên kiêm thư ký hội đồng trường.
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy ngữ văn 6
II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn cùng các
anh chị đồng nghiệp có nhiều năm trong công tác giảng dạy.
- Học sinh chủ yếu là người dân tộc Khmer các em đa số đều ngoan, lễ
phép với thầy cô giáo.
* Khó khăn
- Trường học nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học vẫn còn hạn chế.
- Đa số học sinh là người dân tộc Khmer nên việc đọc viết, tiếp thu kiến
thức còn chậm. Ba mẹ chủ yếu đi làm ăn xa cho nên ít quan tâm đến việc học của
các em.
- Tên
sáng kiến/đề tài giải pháp:
Sử dụng
bản đồ tư duy và tranh minh họa vào văn bản văn học dân gian chương trình Ngữ
văn 6.
Lĩnh
vực: chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của đề
tài, sáng kiến
1.Thực trạng ban
đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Giáo viên đã sử dụng những phương
pháp truyền thống để giảng dạy và nhận thấy học sinh không hào hứng khi học.Vì
thế, bản thân luôn tìm tòi đa dạng những phương pháp bằng sơ đồ tư duy, tranh ảnh.
Mặc dù, trường đã quan tâm đầu tư những đồ dùng dạy học nhưng vẫn chưa đáp ứng
hết lượng kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục đào tạo Tri
Tôn về đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân tôi đã
rút ra được kinh nghiệm trong việc lựa chọn sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với
tranh ảnh để dạy học những văn bản văn học dân gian ngữ văn 6.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Các em từ lớp 5 lên lớp
6 có sự chuyển biến nhất định. Lượng kiến thức ngày càng nâng cao, bài vỡ ngày
càng nhiều nên rất khó khăn cho việc học và nắm kiến thức nói chung và nhất là việc hình thành các
khái niệm và nội dung chủ yếu của văn bản nói riêng. Cộng với đặc trưng vùng miền
đa số học sinh là người dân tộc các em nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn thì việc
học bài lại vô cùng trở ngại. Nếu không có những giải pháp tối ưu thì sẽ gặp rất
nhiều khó khăn để nâng cao chất lượng dạy và học của các em.
Chương trình ngữ văn 6 học
kì I chủ yếu xoay quanh văn học dân gian. Việc hình thành các khái niệm cũng như
giúp học sinh nắm nội dung của chúng nếu không sử dụng thiết bị dạy học thì sẽ
vô cùng khó khăn. Kiến thức nhiều và mới đòi hỏi các em phải tập trung và học
hành chăm chỉ mới đạt kết quả tốt. Bản thân là giáo viên bộ môn Ngữ văn , tôi
luôn trăn trở và suy nghĩ tìm tòi những giải pháp cải tiến thiết bị dạy học,
làm mới chúng để phù hợp với nội dung bài học, giảm bớt khô khan của những khái
niệm mang tính đặc trưng thể loại. Ý tưởng từ màu sắc và nội dung thật chắc
lọc, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo chính xác và đặc biệt là giúp các em dễ nhớ, dễ
thuộc và khắc sâu kiến thức.
Vì thế tôi chọn giảng dạy
sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy và tranh minh họa. Sơ đồ tư duy, tranh
không phải là những gì quá mới mẽ nhưng từ những nét vẽ ngộ nghĩnh, những hình
ảnh sơ đồ từ hoa lá, hình quạt, đám mây, từ hình mặt cười trang trí nổi bật
trên giấy bitis tạo cho học sinh sự hứng thú khi học từ những sự vật, hiện
tượng, con người thật gần gũi, quen thuộc.
3. Nội dung sáng kiến
3.1 Tiến trình thực hiện :
-
Giáo viên ngoài soạn giảng khi lên lớp, đúng đủ phân phối chương trình được Tổ trưởng chuyên
môn và Phó hiệu trưởng kí duyệt còn phải biết lựa chọn phương pháp dạy học phù
hợp theo từng phân môn để đạt được hiệu quả cao nhất.
-
Sử dụng phương pháp vấn đáp, giảng bình, gợi mở.
-
Sử dụng phương pháp thực hành theo đặc thù.
-
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
-
Đặc biệt là sử dụng phương pháp trực quan (dùng
sơ đồ tư duy và tranh ảnh) đây là phương pháp chủ yếu để khơi gợi sự hứng thú
khi học cho học sinh.
a. Hình thành khái niệm của
các thể loại văn học dân gian từng bước phân tích nội dung theo đặc trưng thể
loại dựa vào sơ đồ tư duy
Mỗi văn bản đầu của từng thể loại sẽ có
phần hình thành khái niệm các thể loại. Giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho các em: Dựa
vào SGK em hãy cho biết thế nào là truyền thuyết? Thế nào là truyện cổ tích? Thế
nào là truyện ngụ ngôn? Truyện cười?
Giáo viên nhận xét và chốt ý bằng sơ đồ tư duy
cho các em ghi nhận vào.
Trong quá trình tìm hiểu văn bản chúng ta cần bám sát theo đặc trưng thể loại.
![]() |
Sơ đồ tư duy truyền thuyết |
![]() |
Sơ đồ tư duy truyện cổ tích |
![]() |
Sơ đồ tư duy truyện ngụ ngôn |
![]() |
Sơ đồ tư duy truyện cười |
Giáo viên cũng có thể để sơ đồ
tư duy ở phần cuối củng cố lại kiến thức sau khi đã tìm hiểu chi tiết văn bản
chúng ta sẽ đặt để những nội dung của văn bản sao cho khớp với khái niệm.
Đơn cử như khi giảng bài truyện cười Treo biển, Lợn cưới
áo mới
Khái niệm SGK nêu rất đầy đủ chính xác nhưng không dễ nhớ sử dụng bản đồ tư duy vừa
có hình ảnh mặt cười lại ghi không nhiều chữ các em dễ nắm được kiến
thức gồm 2 ý chính:
- Hiện tượng đáng cười (Truyện
Treo biển thì hiện tượng đáng cười là một anh chủ cửa hàng cá không có chính kiến
ai góp ý gì cũng nghe. Truyện Lợn cưới áo mới lại đề cập đến sự khoe khoang của
hai anh chàng: một người khoe áo mới, một người lại khoe con lợn cưới).
- Mua vui hay phê phán (cả
hai truyện đều làm cho ta cười nhưng mục đích chính là để phê phán một cách nhẹ
nhàng nhưng vô cùng sâu cay. Sống là phải
có chính kiến, biết tiếp thu có chọn lọc, không bao giờ khoe khoang của cải vật
chất vì thật lố bịch và họm hĩnh. Hậu quả gây ra thật khó chịu và làm mình xấu đi trong mắt người
khác).
Tương tự như vậy, chúng ta sẽ hình thành khái niệm truyền thuyết qua bốn ý chính.
Truyền thuyết: + Truyện dân gian
+ Kể về những nhân vật và sự
kiện có liên quan đến lịch sử
+ Có yếu tố tưởng tượng kì ảo
+ Cách đánh giá của nhân dân
Tách những ý nhỏ ra
giúp các em dễ quan sát, theo dõi đồng thời dễ nắm kiến thức hơn. Từ khái niệm
chúng ta có thể phân tích theo đặc trưng thể loại vào từng văn bản cụ thể như thế nào?
Về đối tượng trong truyền thuyết là các nhân vật
hoặc sự kiện lịch sử : ta có Lạc Long Quân và Âu Cơ (Con Rồng cháu Tiên), Lang
Liêu (Bánh chưng bánh giầy),Thánh Gióng truyện cùng tên, Sơn Tinh Thủy Tinh, Lê
Lợi, Lê Thận. Những nhân vật này điều có điểm chung là nhân vật lịch sử hoặc có
liên quan đến lịch sử của dân tộc.
Truyện có yếu tố tưởng
tượng kì ảo? Chi tiết hình ảnh nào trong văn bản nói lên điều đó?
Ở văn bản Con Rồng cháu Tiên đó là ngoại hình,
xuất thân của Lạc Long Quân (nòi Rồng) và Âu Cơ ( giống Tiên), nhân vật có pháp
thuật và sinh nở kì lạ. Những chi tiết ấy đều có ý nghĩa: nguồn gốc, xuất thân
cao quí của dân tộc ta và chúng ta có 54 dân tộc đều từ một mẹ sinh ra cho nên
phải đùm bọc yêu thương nhau như anh em một nhà.
Văn bản Thánh Gióng yếu tố
tưởng tượng kì ảo là sự sinh nở và lớn lên kì lạ và chi tiết rất đắc cuối tác
phẩm Thánh Gióng dẹp xong giặc cưỡi ngựa bay về trời. Anh hùng lớn lên từ trong
nhân dân khi đă hoàn thành sứ mệnh đối với dân với nước thì lặng lẽ rời đi
không đợi ban thưởng không màng chức tước. Đó mãi là hình ảnh đẹp mà hậu thế vẫn
còn nhắc nhớ và ghi ơn.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
yếu tố tưởng tượng cũng là nguồn gốc xuất thân của hai vị thần. Một bên là thần
Núi, một bên là thần Nước. Hai nhân vật điều có ý nghĩa biểu trưng như Sơn Tinh (là sức mạnh của nhân dân chống chọi
với thiên nhiên),Thủy Tinh ( hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở Bắc Bộ). Phần
thắng nghiêng về Sơn Tinh tức là sức mạnh của nhân dân. Từ bao đời nay, cha ông
ta đã chiến thắng sự hung bạo, khắc nghiệt của thiên nhiên và hôm nay chúng ta vẫn
còn đối mặt với nó nhưng với sự đồng lòng chung sức của toàn dân tộc thì bất kể
kẻ thù nào chiến thắng luôn thuộc về phía nhân dân.
Tiếp theo ở truyện Sự
tích Hồ Gươm yếu tố tưởng tượng và nhận và trả gươm cho Rùa Vàng. Truyện phần
nào lên án sự độc ác, tàn bạo của kẻ thù. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, nhân
dân ta thuộc về phe chính nghĩa hợp ý trời nên mọi kẻ thù đều có thể dẹp tan.
Những yếu tố kì ảo đều
mang lại ý nghĩa nhất định và làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Nhân dân ta đánh giá con
người và sự kiện lịch sử như thế nào? Qua những câu truyện truyền thuyết, nhân
dân ta luôn tự hào về truyền thống dân tộc mình.Tự hào về lòng yêu nước, tinh
thần đoàn kết, khuyên nhủ con cháu không được quên quá khứ hào hùng của dân tộc.
Hãy học tập, trau dồi theo những tấm gương của ông cha để gìn giữ hòa bình, gìn
giữ bản sắc của dân tộc.
Hình thành khái niệm thì truyện cổ tích là
dài nhất nhưng khi tìm hiểu theo đặc trưng thể loại lại vô cùng đơn giản.
Về nhân vật, khái niệm nêu một số kiểu nhân vật: bất hạnh (Sọ Dừa, ông
lão đánh cá), dũng sĩ (Thạch Sanh), thông minh (em bé thông minh), nhân vật có
tài năng kì lạ ( Mã Lương với tài năng vẽ sống động như thật và vẽ cái gì cái
đó đều biến thành thật).
Có yếu tố hoang đường: đó
là nhân vật có phép thuật (Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ, hình hài Sọ
Dừa, Mã Lương có tài vẽ thành sự thật, con cá vàng biết nói và biết trả ơn)
Kết thúc là ước mơ của
nhân dân về chiến thắng cuối cùng nhân vật hiền lành, tốt bụng đều có kết thúc
có hậu những kẻ tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị. (mẹ con Lí Thông, vua tham
lam, mụ vợ độc ác).
Tóm lại khi giảng bằng sơ
đồ tư duy thì các em sẽ chú ý hơn vào bài học, nắm được và phân tích được những
ý thuộc đặc trưng thể loại. Từ đó việc học không còn gây áp lực cho các em mà
trái lại làm cho các em hào hứng hơn, thích thú tham gia xây dựng bài.
b. Hình thành nội dung trọng
tâm qua tranh ảnh minh họa kết hợp sơ đồ tư duy
một số văn bản văn học dân gian
Sử dụng tranh ảnh để minh
họa cho văn bản Ngữ văn không lấy gì làm mới nhưng đó cũng là cách để các em tiếp
cận với văn bản và nắm chắc nội dung chủ yếu được dễ dàng. Tuy nhiên, giáo viên
nên chọn lọc thật kĩ mức độ phù hợp của tranh ảnh. Không phải đưa thật nhiều
tranh là tốt mà phải tùy từng phần, từng nội dung chính của văn bản mà chúng ta
có thể áp dụng.
Áp dụng thực tế vào bài dạy
truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng,Thầy bói xem voi, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Giáo viên nên cho xem tranh gì? Giúp các em nhớ và nắm được điều gì?
Văn bản đầu tiên: Ếch ngồi đáy giếng, tôi sẽ cho các em xem 3 bức tranh
|
Ý nghĩa: ếch ở trong giếng,
môi trường sống bị thu hẹp cứ ngỡ mình oai vệ như vị vua đi đứng nghênh ngang
xem trời nhỏ bé bằng chiếc vung nhưng khi môi trường sống thay đổi ếch được ra ngoài
vẫn giữ thái độ sống như vậy sẽ chịu quả nghiêm trọng: bị trâu giẫm bẹp.
Từ đó, tác giả dân gian đưa
cho chúng ta bài học: không nên kiêu ngạo mà phải thường xuyên mở rộng tầm mắt
bằng cách đi nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn.
Hai văn bản còn lại:Thầy bói xem voi và
Chân,Tay,Tai, Mắt, Miệng tôi chỉ sử dụng mỗi văn bản một tranh. Năm ông thầy
bói mù (để lột tả sự mù lòa của 5 ông thì tôi đã vẽ cặp kiếng và bôi đen) đang
sờ vào từng bộ phận của con voi. Một ông sờ vòi,một ông sờ tai, sờ ngà, sờ
chân, sờ đuôi. Mỗi ông đều phán hình dạng con voi theo cách riêng của các ông.Và
không ai chịu nhường ai cuối cùng cũng chịu hậu quả nghiêm trọng: sứt đầu, mẻ
trán.Từ đó rút ra bài học: khi nhìn nhận vấn đề phải đặt trong tổng thể, không
nhìn bộ phận mà phán toàn bộ. Kết quả đạt được không chính xác.
THẦY BÓI XEM VOI Ông thứ nhất sờ vòi – sun sun
như con đĩa.
Ông thứ hai sờ ngà – chần chẫn
như cái đòn càn.
Ông thứ ba sờ tai – bè bè như cái quạt thóc.
Ông thứ tư sờ chân –
sừng sững như cột đình.
Ông thứ năm sờ đuôi – tun tủn như chổi sể cùn.
-> Không nên
xem xét bộ phận mà chỉ toàn thể
Truyện ngụ ngôn tiếp theo sử dụng bức tranh vẽ 5 bộ phận của con người,
nhân hóa chúng lên mỗi bộ phận giống như một con người độc lập có chính kiến,
có suy nghĩa và hành động để nói lên những quan điểm, bức xúc của mình.Từ đó ta
có thể rút ra bài học về sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Chúng ta không thể sống
riêng lẽ mà phải sống đoàn kết yêu thương không nên so bì vì mục tiêu chung.
Trong một tập thể mỗi thành viên không thể sống
tách biệt mà phải nương tựa gắn bó cùng tồn tại , hợp tác tôn trọng công sức
của nhau.
c. Kết hợp giữa sơ đồ tư duy
và tranh ảnh để ôn tập lại kiến thức
Khi dạy bài ôn tập truyện
dân gian đó là bài tổng hợp lại kiến thức. Nhưng thời lượng dành cho hệ thống lại
kiến thức không nhiều cần phải sử dụng phương pháp trực quan hỗ trợ.
Giáo viên có thể cho học
sinh nêu khái niệm thể loại bằng những từ khóa (những từ trọng tâm nhất), không
cần phải giống y trong sách.
Cách hai là giáo viên có thể
dùng những từ khóa của từng thể loại và hỏi học sinh những ý trên nói về thể loại
nào?
Trong bài có đặt câu hỏi: nêu tên các thể loại thuộc văn học dân gian và tác văn bản thuộc thể loại đó?
Sau khi gọi học sinh trả lời giáo viên chốt bằng sơ đồ tư duy
Hình ảnh ngộ nghĩnh và màu
sắc tượng trưng cho mỗi thể loại giúp các em khắc sâu hơn kiến thức.
Về liệt kê tên văn bản, nếu
các em không nhớ hết các văn bản đã học. Ngoài lật sách, lật phần mục lục ra kể
thì giáo viên có thể cho các em xem tranh để tìm ra tên văn bản.
Ví dụ: Các em hãy quan sát
những bức tranh sau và cho cô biết tên của câu truyện này là?


Không khó để các em trả lời dựa vào những chi
tiết nổi bật của truyện mà nhớ ngay đến tên văn bản.
Bức tranh số một: hai nhân
vật đang đánh nhau. Một người vùng núi, một người ở miền biển có thể suy ra
ngay truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
Bức tranh số hai: hai nhân
vật đang kết nghĩa anh em đó là Thạch Sanh.
Bức tranh số ba: cậu bé và
cha đang nói chuyện với viên quan thì có
thể suy ra là Em bé thông minh.
Bức tranh còn lại: nhân vật
đang nhổ tre đánh giặc không ai khác đó là Thánh Gióng.
Khi các em nói được có
nghĩa là nội dung chủ yếu các em phần nào đã nắm, các em sẽ rất hào hứng tham
gia xây dựng bài.
Tóm lại việc học sẽ vô
cùng nhẹ nhàng khi giáo viên có sự phối hợp nhịp nhàng giữa sơ đồ tư duy và
tranh ảnh làm cho những tiết học không còn khô khan mà trở nên sinh động, hấp dẫn.
Đồng thời tạo sự tò mò, thích khám phá tìm hiểu của học sinh.Từ đó, các em nhớ
bài lâu hơn, làm bài kiểm tra đạt kết quả cao hơn.
IV. Hiệu quả đạt được
Trong quá trình sử dụng
phương pháp trực quan bằng cách sử dụng bản đồ tư duy và tranh ảnh, tôi nhận thấy
có những hiệu quả nhất định, các em chăm chú hơn vào bài học, phát biểu tích cực
hơn. Và đặc biệt có thể nhớ những ý chính, những từ khóa trong văn bản.
Cụ thể
* Chất lượng giảng dạy học kỳ I
hai lớp 6 năm học 2018- 2019
Kế hoạch giảng dạy bộ môn đăng ký:
6a2,6a3
Tổng số
|
Giỏi
|
Tỉ lệ
%
|
Khá
|
Tỉ lệ
%
|
Trung bình
|
Tỉ lệ
%
|
Yếu
|
Tỉ lệ
%
|
Kém
|
Tỉ lệ
|
64
|
4
|
6.25
|
18
|
28.13
|
32
|
50
|
10
|
15.62
|
00
|
00
|
So với kế hoạch đặt ra thực hiện
tương đối tốt :
6a2,6a3
Tổng số
|
Giỏi
|
Tỉ lệ
%
|
Khá
|
Tỉ lệ
%
|
Trung bình
|
Tỉ lệ
%
|
Yếu
|
Tỉ lệ
%
|
Kém
|
Tỉ lệ
|
63
|
6
|
9.52
|
24
|
38.1
|
23
|
36.51
|
10
|
15.87
|
00
|
00
|
V. Mức độ ảnh hưởng
Khả năng áp dụng giải pháp:
áp dụng trong một số văn bản văn học dân gian chương trình Ngữ văn 6 ở tất cả
các huyện, tỉnh, thành phố.
Để đạt được kết quả ngày
càng cao hơn trong những năm tiếp theo, bản thân tôi cần phải cố gắng nhiều hơn
nữa và áp dụng linh hoạt các phương pháp, không bị đóng khung trong một phương
pháp nào cả.
Bổ sung thêm một số tranh ảnh
và sơ đồ tư duy vào tiết dạy nhằm giảm tải lượng nội dung học cho các em đồng
thời tạo tâm lí thoải mái khi tiếp cận văn bản văn học.
VI- Kết luận
Sáng kiến là quá trình thử nghiệm đầy thú vị của
bản thân đã góp phần tạo hứng khởi khi học cho học sinh. Đồng thời giúp các em
khắc sâu hơn kiến thức đã học và phân biệt các thể loại truyện văn học dân gian
cũng như nội dung chủ yếu của một số văn bản ngữ văn 6 mà không bị nhầm lẫn. Và
việc khơi gợi lại kiến thức cũng vô cùng nhanh chóng vì kiến thức rất ngắn gọn
và chắc lọc.
Tôi cam đoan những nội
dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến
Lương Thị Thu Thảo

Comments
Post a Comment